Products Catalogs & Keywords:
Hiện nay, hệ thống làm lạnh nước đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống để giải nhiệt công nghiệp, cung cấp nước lạnh cho bê tông, làm lạnh các công đoạn pha trộn hóa chất,… Và để hệ thống này có thể hoạt động bình thường, chúng ta không thể bỏ qua vai trò của tháp giải nhiệt chiller.
Tháp giải nhiệt chiller – thiết bị không thể thiếu trong hệ thống làm lạnh nước
Chiller là loại máy sản sinh ra nước lạnh, sử dụng chu trình nhiệt động căn bản với sự hỗ trợ của các thiết bị là: máy nén, thiết bị tiết lưu, bình ngưng và bình bay hơi. Chiller là thiết bị làm lạnh nước, nên nước sẽ đóng vai trò là chất tải lạnh, ngậm nhiệt ở giàn FCU và thải nhiệt ở giàn bay hơi. Sau khi nước lạnh có nhiệt độ khoảng 7 - 12°C ra khỏi water chiller thì sẽ được đưa đến khu vực cần tiêu thụ. Đối với công trình văn phòng, trung tâm thương mại thì máy làm lạnh nước thường được dùng để làm điều hòa không khí. Còn đối với các máy công nghiệp lớn, xưởng đúc thì chiller lại có công dụng là
giải nhiệt cho các thiết bị. Tiếp đó, sau khi trao đổi nhiệt với tải thì nước sẽ nóng lên và quay lại chiller, lại tiếp tục trao đổi với giàn bay hơi ở chiller để hạ nhiệt và lặp lại chu trình làm mát.
Khi chiller hoạt động làm mát cho hệ thống giàn lạnh thì nó sẽ liên tục sinh ra một lượng nhiệt khá lớn, nếu không kịp thời làm mát thì máy làm lạnh nước water chiller dễ bị hỏng hóc hoặc bị dừng hoạt động. Lúc này, chúng ta cần giải nhiệt cho chiller. Để giải nhiệt cho máy làm lạnh nước water chiller thì người ta sử dụng 2 phương pháp là: làm mát bằng gió và làm mát bằng nước. Và phương pháp làm mát bằng nước chính là sử dụng tháp giải nhiệt chiller, giúp hệ thống hoạt động liên tục và ổn định. Có thể khẳng định tháp hạ nhiệt chính là thiết bị trao đổi nhiệt cuối cùng trong chu trình nhiệt của các hệ điều hòa không khí, hệ thống giải nhiệt, làm mát thông thường.
Ưu điểm khi sử dụng tháp giải nhiệt cho hệ thống water chiller
So với phương pháp giải nhiệt gió thì hệ thống máy làm lạnh nước công nghiệp sử dụng nước làm mát từ tháp giải nhiệt có ưu điểm là:
- Cho năng suất giải nhiệt cao, đặc biệt phù hợp với vùng khí hậu nóng và khô. Vì vậy, thiết bị áp dụng rất lý tưởng cho khu vực Trung Đông, Tây Á. Ở Việt Nam, hệ thống lạnh sử dụng tháp giải nhiệt chiller sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn trong mùa hanh khô, còn vào những ngày nồm ẩm thì hiệu năng làm mát chỉ tương đương phương pháp giải nhiệt gió.
- Cũng nhờ năng suất giải nhiệt cao nên hệ thống làm lạnh nước sử dụng tháp giải nhiệt chiller có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của các doanh nghiệp lớn.
- Vì có khả năng giải nhiệt bằng cả 2 cơ chế là truyền nhiệt và bay hơi nên tháp hạ nhiệt nước được xem là giải pháp có tính ổn định cao hơn so với phương pháp giải nhiệt gió đơn thuần.
- Việc sử dụng tháp giải nhiệt nước công nghiệp cũng không gây ảnh hưởng tới cách bố trí hệ thống chiller vì tháp có thể lắp đặt ở mọi vị trí như trên mặt đất hoặc trên mái nhà.
Tuy vậy, lựa chọn tháp hạ nhiệt cho hệ thống làm lạnh nước cũng tồn tại một hạn chế là chi phí đầu tư, lắp đặt, vận hành và bảo trì đều cao hơn so với hệ giải nhiệt gió.